Giới thiệu chung

Xin chào mừng các bậc cha mẹ học sinh và các con đã đến với Trường THPT Thăng Long, ngôi trường đã khẳng định chất lượng giáo dục toàn diện và kỷ cương nền nếp hàng đầu khối trường THPT của thành phố Hải Phòng. Chúng tôi xin trân trọng gửi đến quý CMHS và các con lời chúc sức khỏe, hạnh phúc, tràn đầy niềm tin về sự nghiệp trồng người của trường THPT Thăng Long trên con đường phát triển và hội nhập...

Xem tiếp


KỸ NĂNG SỐNG - HỌC ĐỂ CÙNG CHUNG SỐNG

Kính mời quý thầy cô và các bạn chúng ta xem 1 số chủ đề tham khảo nếu có thể chúng ta sẽ lồng ghép vào trong chủ điểm tháng 4 một số ý của các chủ điểm sau đây

 

Ý nghĩa của Học để chung sống

Năm 1996 Uỷ ban quốc tế vế Giáo dục cho Thế kỷ XXI do Jaccque Delor làm Chủ tịch đưa ra một báo cáo khẳng định vai trò quan trọng của giáo dục đối với sự phát triển tương lai của cá nhân, dân tộc và nhân loại. Báo cáo này nhấn mạnh giáo dục là “kho báu tiềm ẩn” và đã đưa ra một tầm nhìn về giáo dục cho Thế kỷ XXI dựa trên bốn trụ cột: Học để biết; Học để làm; Học để tự khẳng định mình; Học để cùng chung sống, trong đó Học để cùng chung sống được coi là một trụ cột quan trọng, then chốt của giáo dục hiện đại, giúp con người có được thái độ hoà bình, khoan dung, hiểu biết và tôn trọng lịch sử, truyền thống và những giá trị văn hoá và tinh thần của nhau.

Học để cùng chung sống là một chương trình gồm nhiều lĩnh vực với các mục tiêu khác nhau, bao gồm việc truyền thụ cho cá nhân, từ lúc còn thơ ấu cũng như suốt cả cuộc đời, những giá trị về việc không sử dụng bạo lực, thương lượng hoà bình, tôn trọng và chấp nhận đa dạng, về khoan dung, dân chủ, đoàn kết và công lý. Học để cùng chung sống cũng nhằm trang bị cho người học những tri thức, kỹ năng, giá trị và thái độ cần thiết cho cuộc sống nghề nghiệp để vào đời, làm cho họ có được nhận thức về sự khác biệt và đa dạng cũng như sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước và các dân tộc trên thế giới; tăng cường giá trị đạo đức và tính cam kết, làm cho tình đoàn kết trở thành phương tiện chống sự kỳ thị và xung đột… Tất cả những khía cạnh này là cần thiết cho sự phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và văn hoá ở các nước giàu cũng như ccá nước nghèo.

Mục đích cuối cùng của Học để cùng chung sống vì hoà bình, quyền con người, dân chủ và phát triển bền vững là xây dựng trong mỗi cá nhân ý thức về các giá trị; hình thành thái độ ứng xử; phát triển khả năng đánh giá và đương đầu với những thách thức; tăng cường tính thích nghi, tinh thần tự chủ và sống có trách nhiệm; chấp nhận sự khác biệt và đa dạng giữa các nền văn hoá và văn minh; tôn trọng và bảo vệ các di sản văn hoá và thiên nhiên; bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên…

 

     Nội dung cơ bản của Học để cùng chung sống

      a. Hoà bình

Hoà bình chỉ được xây dựng một cách bền vững nếu hoà bình bắt rễ trong tâm trí con người. Điều này đã được xác nhận trong chương mở đầu của Hiến chương UNESCO như sau: “Vì chiến tranh nảy sinh từ trong tâm trí con người, cho nên phải xây dựng thành luỹ hoà bình ngay từ trong tâm trí của con người:. Hoà bình không chỉ làsự vắng bóng chiến tranh. Hoà bình còn có nghĩa là công lý và bình đẳng cho tất cả mọi người, thực sự hiều biết lẫn nhau, bao dung và cùng chung sống hoà hợp, không có bạo lực ngay từ bây giờ và cho các thế hệ tương lai. Hoà bình chỉ có thể được xây dựng lâu dài trên nền tảng những giá trị do các gia đình, thầy giáo, những nhà hoạt động xã hội… truyền lại cho thế hệ sau. Chính qua giáo dục tư tưởng cho các thế hệ trẻ mà hoà bình lâu bền có thể được bảo đảm vì các chính khách, các nhà công nghiệp, kỹ sư, luật sư, các nhà văn, các nhà lãnh đạo và các nhà cải cách tương lai chính là những người hiện đang ngồi trong các mái trường phổ thông hoặc đại học.

Giáo dục có vị trí trung tâm trong cuộc xây dựng hoà bình vì trước hết gaío dục đảm bảo việc truyền thụ cho người học những giá trị làm nên chất men của hoà bình. Những nội dung chính liên quan đến chủ đề hoà bình mà giáo dục có thể mang lại cho người học là sự khước từ bạo lực, khoan dung, vị tha, đoàn kết, chia sẻ với mọi người, quan tâm và tôn trọng lẫn nhau.

 

      b. Quyền con người

   Các chiến lược toàn cấu nhằm thiết lập cách tiếp cận giáo dục trên quyền con người xuất hiện từ đầu thiên niên kỷ mới và việc quyền con người trở thành xu hướng chủ đạo đã tạo thuận lợi cho việc đưa quyền con người vào hoạch định và thực hiện chính sách giáo dục ở tất cả các cấp, từ cấp độ toàn cầu tới địa phương. Các chiến lược này đều nhấn mạnh “quyền con người là trong tâm của mọi hoạt động”. Việc này tạo điều kiện cần thiết để xây dựng mối liên hệ giữa các lĩnh vực quyền con người, giáo dục và phát triển nhằm phấn đấu cho những mục tiêu chung là giáo dục cho mọi người, xoá đói nghèo và bình đẳng giới.

Giáo dục có nhiệm vụ cung cấp kiến thức và kỹ năng, làm cho học sinh hiểu được các giá trị cốt lõi của các quyền như quyền thụ hưởng giáo dục; quyền trẻ em; quyền lao động; các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá; các quyền dân sự và chính trị… đồng thời hiểu được cơ chế để bảo vệ các quyền đó cũng như đạt được các kỹ năng để có thể sử dụng các quyền này trong cuộc sống. Giáo dục quyền con người nhằm xây dựng sự hiểu biết về trách nhiệm chung của mọi người để làm cho các quyền con người, thúc đẩy bình đẳng và tăng cường sự tham gia của mọi người vào quá trình ra quyết định. Giáo dục quyền con người góp phần quan trọng vào việc xây dựng một xã hội công bằng trong đó các quyền cơ bản của con người được đề cao và tôn trọng.

 

      c. Dân chủ

Dân chủ là nền tảng cho nền hoà bình lâu dài. Hoà bình, quyền con người, dân chủ và phát triển bền vững thực sự có lien hệ chặt chẽ với nhau. Dân chủ không thể có nếu không có hoà bình và ngược lại hoà bình cũng không thể tồn tại nếu không có dân chủ.

Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo ra những con người biết tôn trọng nhân phẩm và cam kết duy trì nền dân chủ. Mặt khác, dân chủ giúp đạt được bình đẳng về cơ hội học tập, tạo điều kiện cho người dân tham gia vào mọi khía cạnh của đời sống xã hội, kinh tế và chính trị. Giáo dục về dân chủ đòi hỏi một quá trình lâu dài, không giới hạn vào một bậc học hay cấp học nào trong giáo dục ở nhà trường mà cần được thực hiện thông qua các môn học và lồng ghép trong toàn bộ quá trình giáo dục.

Giáo dục dân chủ nhằm truyền thụ cho người học những giá trị về phẩm giá, sự bình đẳng, tin cậy lẫn nhau, long khoan dung, sự tôn trọng và hiểu biết tín ngưỡng và nền văn hoá của người khác, tôn trọng cá tính, tôn trọng pháp luật, thúc đẩy sự tham gia tích cực của mọi người vào mọi mặt của đời sống xã hội.

 

      d.   Sự phát triển bền vững

Khái niệm Phát triển bền vững cho ta cách nhìn nhận mới về những vấn đề cần phải giáo dục cho học sinh “nhằm hình thành những cá nhân có đủ đạo đức năng lực và phát triển toàn diện; những cộng đồng được xây dựng trên nền tảng hợp tác, khoan dung và bình đẳng; các thể chế và hệ thống xã hội công bằng, trong sạch và có sự tham gia của mọi người; các hoạt động môi trường được tiến hành trên nguyên tắc duy trì, tôn trọng đa dạng sinh học và các chu kỳ sinh thái có lợi cho cuộc sống” (Hill et at.2003).

Giáo dục có vai trò quan trọng trong việc giúp người học hình thành hành vi và thái độ cần thiết cho phát triển bền vững đồng thời có được năng lực và hành động cụ thể vì một xã hội bền vững cà về kinh tế, môi trường hoá, một lối sống hài hoà với việc sử dụng bền vững và công bằng các nguồn lợi tài nguyênthiên nhiên cũng như chuẩn bị cho cá nhân để đối phó với những khó khăn và thách thức, tăng cường khả năng thích nghi, dạy cho người học tôn trọng và bảo vệ môi trường, chấp nhận các phương thức sản xuất và các kiểu tiêu dung lành mạnh, hài hoà giữa các nhu cầu cơ bản trực tiếp và các quyền lợi dài hạn. Giáo dục giúp người học hiểu được bản than mình và những người khác, hiểu được sợi dây gắn kết giữa con người và môi trường tự nhiên – Xã hội rộng lớn, thúc đẩy phàt triển bền vững và nâng cao khả năng giải quyết các vấn đề lien quan đến môi trường và phát triển.

Giáo dục vì sự phát triển bền vững “mở ra cho tất cả mọi người cơ hội giáo dục, cho phép họ tiếp thu được các tri thức và giá trị cũng như học được các phương pháp thức hành vi và phong cách sống cần thiết cho một tương lai bền vững và sự thay đổi xã hội một cách tích cực” (UNESCO 2005).

Giáo dục vì sự phát triển bền vững về cơ bản là quá trình đẩy các giá trị mà trong đó sự tôn trọngđược đặt ở vị trí trung tâm:

- Tôn trọng phẩm giá và các quyền con người và cam kết tạo sự công bằng về kinh tế, xã hội cho tất cả mọi người;

- Tôn trọng các quyền con người của thế hệ mai sau và cam kết thực hiện trách nhiệm giữa các thế hệ;

- Tôn trọng và quan tâm tới môi trường sống đa dạng của con người và thiên nhiên, trong đó không thể tách rời việc khôi phục và bảo tồn hệ sinh thái của trái đất;

- Tôn trọng tính đa dạng của văn hoá và cam kết xây dựng một nền văn hoá hoà bình, không bạo lực và khoan dung ngay tại mỗi địa phương và trên toàn thế giới.

Theo UNESCO, giáo dục vì sự phát triển bền vững hướng tới

 

3 nội dung cơ bản:  

a/ Nội dung về văn hoá, xã hội: quyền con người; hoà bình và an ninh; bình đẳng giới; đa dạng văn hoá và hiểu biết về giao thoa văn hoá; sức khoẻ; HIV/AIDS; thể chế.

 

b/ Nội dung về môi trường: nguồn tài nguyên thiên nhiên (bao gồm nước, năng lượng, nong nghiệp và đa dạng sinh học); thay đổi khí hậu; phát triển nông thôn; đô thị hoá bền vững; phòng chống và giảm nhẹ thiên tai.

 

c/ Nội dung về kinh tế: giảm nghèo; tinh thần và trách nhiệm tập thể; kinh tế thị trường …

 

Tóm lại: 

Hoà bình, quyền con người, dân chủ và sự phát triển bền vững là những vấn đề trọng tâm của giáo dục “Học để cùng chung sống”. Học để cùng chung sống trong hoà bình, tôn trọng quyền con người, thực hành dân chủ và đạt được sự phát triển bền vững yêu cầu phải có một cách tiếp cận tích hợp và nhất quán để đảm bảo sự tham gia của người học và có tác động vào mọi khía cạnh của người học với tư cách là một cá nhân, đồng thời cũng đòi hỏi việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, hoàn thiện và đổi mới học liệu, định hướng lại đào tạo giáo viên, để thúc đẩy một quá trình giáo dục có chất lượng.



Thống kê truy cập