Giới thiệu chung

Xin chào mừng các bậc cha mẹ học sinh và các con đã đến với Trường THPT Thăng Long, ngôi trường đã khẳng định chất lượng giáo dục toàn diện và kỷ cương nền nếp hàng đầu khối trường THPT của thành phố Hải Phòng. Chúng tôi xin trân trọng gửi đến quý CMHS và các con lời chúc sức khỏe, hạnh phúc, tràn đầy niềm tin về sự nghiệp trồng người của trường THPT Thăng Long trên con đường phát triển và hội nhập...

Xem tiếp

Ở nước ta, “kỹ năng sống” cũng đang bắt đầu được quan tâm và nhắc đến. Nhưng việc triển khai trong các nhà trường vẫn còn rất nhiều lúng túng... Tuy vậy, ở Trường THPT Thăng Long, trong nhiều năm nay bằng những việc làm đơn giản và thiết thực, chúng tôi đã để tâm sức và thời gian nghiên cứu và triển khai chương trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh của mình. 

Kỹ năng sống (“Life Skills”) là một tập hợp các kỹ năng mà con người có được thông qua cuộc sống, học tập và rèn luyện hàng ngày. Kỹ năng sống được sử dụng thường xuyên để xử lý những vấn đề, những tình huống cụ thể thường gặp trong cuộc sống của con người nhằm đáp ứng các nhu cầu của cuộc sống hiện đại. Kỹ năng sống quan trọng là thế, nhưng không phải ai cũng hiểu về nó để có ý thức tự rèn luyện, hoặc được rèn luyện, đào tạo trong môi trường sống, học tập và công tác... 

Theo WHO: “Kỹ năng sống là khả năng thích nghi và hành vi tích cực cho phép cá nhân có khả năng đối phó hiệu quả với nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày”. Kỹ năng sống được chia thành 2 loại là: Kỹ năng tâm lý xã hội và Kỹ năng cá nhân, lĩnh hội và tư duy. Theo tổ chức này, kỹ năng sống bao gồm 10 yếu tố cơ bản như sau:

- Kỹ năng tự nhận thức;

- Kỹ năng tư duy sáng tạo;

- Kỹ năng giải quyết vấn đề;

- Kỹ năng giao tiếp ứng xử;

- Kỹ năng ứng phó với các tình huống căng thẳng

- Kỹ năng thể hiện cảm xúc;

- Kỹ năng cảm thông, chia sẻ;

- Kỹ năng tư duy bình luận và phê phán;

- Kỹ năng quyết định;

- Kỹ năng giao tiếp hiệu quả và cách thương thuyết.

UNICEF thì cho rằng không có một danh sách rõ ràng về kỹ năng sống, nhưng vẫn đưa ra một danh sách kỹ năng sống, gồm 10 yếu tố cơ bản như sau:

- Kỹ năng giao tiếp

- Kỹ năng từ chối hoặc thương thuyết

- Kỹ năng đồng cảm

- Phối hợp và làm việc nhóm

- Kỹ năng vận động

- Kỹ năng ra quyết định hoặc giải quyết vấn đề

- Kỹ năng tư duy sâu sắc

- Kỹ năng để tăng định hướng nội lực

- Kỹ năng quản lý cảm xúc

- Kỹ năng quản lý căng thẳng

Nhiều nước phát triển trên thế giới, thanh thiếu niên được học những kỹ năng sống về những tình huống sẽ xảy ra trong cuộc sống và họ biết cách đối diện và đương đầu với những khó khăn. Biết cách vượt qua những khó khăn, cũng như biết cách tránh những mâu thuẫn, xung đột, bạo lực giữa người và người. Biết cách đối phó thích ứng với các tai nạn như cháy, nổ, động đất, thiên tai… Chúng ta đã biết, người Nhật Bản đầy bản lĩnh khi ứng phó với thảm hoạ động đất và sóng thần, là do họ đã được giáo dục rất tốt về kỹ năng sống nói chung, kỹ năng ứng phó với các tình huống căng thẳng nói riêng...  

Ở nước ta, “kỹ năng sống” cũng đang bắt đầu được quan tâm và nhắc đến. Nhưng việc triển khai trong các nhà trường vẫn còn rất nhiều lúng túng... Tuy vậy, ở Trường THPT Thăng Long, trong nhiều năm nay bằng những việc làm đơn giản và thiết thực, chúng tôi đã để tâm sức và thời gian nghiên cứu và triển khai chương trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh của mình. Từ những điều đơn giản nhất, nhưng có tác dụng khơi dậy "sức mạnh nội tâm" tiềm ẩn trong mỗi HS, giúp các em nhận ra giá trị của mình, để biết cách điều chỉnh hành vi, thái độ, biết "sống có trách nhiệm", "sống có văn hoá", biết cách ”tự bảo vệ mình” và ”giải quyết những vấn đề khó khăn trong cuộc sống”...

  Các chuyên đề giáo dục của trường được trải suốt năm học, bắt đầu là những kỹ năng đơn giản, đời thường gần gũi với các em, như: chào hỏi, bắt tay, cám ơn, xin lỗi, quan sát, lắng nghe, giữ gìn vệ sinh môi trường, chấp hành luật an toàn giao thông...

 Một loạt các chuyên đề giáo dục kĩ năng sống, được chúng tôi xây dựng và triển khai cho học sinh toàn trường thảo luận theo lớp và ứng dụng phù hợp với quá trình phát triển tâm lý tuổi vị thành niên, giúp các em tự rèn luyện nhân cách và khả năng tự lập và ý chí vươn lên trong cuộc sống.

Tôi xin trích lược một số ý chính trong một số chuyên đề đã được triển khai ở trường THPT Thăng Long như sau:

- Chuyên đề: "Thói quen": Cơ sở khoa học của thói quen là tự rèn luyện bản thân để có "phản xạ có điều kiện" về các thói quen tốt và xoá bỏ dần các "phản xạ có điều kiện" về các thói quen xấu...

- Chuyên đề: "Phương pháp học tập khoa học", "Phương pháp tự học, tự giáo dục, tự nghiên cứu". Một trong những bài tập giao cho học sinh khi thực hiện chuyên đề là "Xây dựng thời gian biểu khoa học" và "rèn luyện thói quen thực hiện thời gian biểu khoa học”...

- Chuyên đề: "Phát huy sức mạnh nội tâm": Trong mỗi con người ai cũng có sức mạnh tiềm ẩn, đó là "sức mạnh nội tâm", nếu biết khơi dậy và phát huy sẽ tạo nên sức mạnh phi thường cho mỗi con người để họ đạt được những thành công trong cuộc sống...

- Chuyên đề: "Sống có trách nhiệm": Đây là một chuyên đề lớn, mang ý nghĩa thiết thực sâu sắc, có tác dụng điều chỉnh hành vi, thái độ để các em biết sống đúng đắn, sống có trách nhiệm trước hết là với bản thân mình, sau là với gia đình, biết trân trọng, nâng niu và giữ gìn giá trị đạo đức truyền thống và bản sắc văn hoá của dân tộc trong thời kỳ đất nước hội nhập khu vực và Quốc tế...

- Chuyên đề ”Học và tự học hiệu quả”: giúp HS hiểu học tập chủ yếu là tự học, bởi “con đường giáo dục là tập tự sử dụng những khả năng của mình, tự sử dụng cái đầu của mình.

- Chuyên đề giáo dục nhân cách học sinh với 12 giá trị sống: trách nhiệm, trung thực, giản dị, khoan dung, khiêm tốn, yêu thương, tôn trọng, đoàn kết, hạnh phúc, tự do, hòa bình và hợp tác"...

Với tình cảm nghề nghiệp và trách nhiệm với học sinh của mình, trường THPT Thăng Long luôn luôn quan tâm giáo dục toàn diện học sinh. Trong đó, không chỉ quan tâm giáo dục và phát triển về tri thức mà còn giúp các em rèn luyện hình thành kỹ năng sống và phát triển nhân cách làm người, chuẩn bị hành trang để tự tin bước vào cuộc sống, tạo dựng thành công trong thời đại hội nhập Quốc tế./.

                                                   Tháng 4/2012

                                                       Thạc sỹ, Nguyễn Thị Mai - Hiệu trưởng 



Thống kê truy cập