Giới thiệu chung

Xin chào mừng các bậc cha mẹ học sinh và các con đã đến với Trường THPT Thăng Long, ngôi trường đã khẳng định chất lượng giáo dục toàn diện và kỷ cương nền nếp hàng đầu khối trường THPT của thành phố Hải Phòng. Chúng tôi xin trân trọng gửi đến quý CMHS và các con lời chúc sức khỏe, hạnh phúc, tràn đầy niềm tin về sự nghiệp trồng người của trường THPT Thăng Long trên con đường phát triển và hội nhập...

Xem tiếp

Tôi thấy đa phần các bài viết về giáo dục Việt Nam – những mặt chưa được thường có xu hướng “đổ tội” cho các nhà hoạch định chính sách, những người quản lý giáo dục, tìm ra những điểm chưa được của phương pháp giáo dục và nội dung giáo dục. 

 

Tuy nhiên, ít người nghĩ đến một thực tế là chính các vị phụ huynh cũng đóng một phần rất quan trọng trong giáo dục cho học sinh. Sở dĩ chương trình học quá tải cho học sinh như hiện nay, phần nhiều cũng bởi chính các bậc phụ huynh.

Không ail à không có mong muốn con mình giỏi giang thành đạt. Không ai là không muốn mang lại những gì tốt nhất cho con mình. Các vị phụ huynh càng có điều kiện về kinh tế (thậm chí là không) nhưng họ vẫn quyết tâm đầu tư “trọng điểm” vào chuyện học hành của con mình.

Ừ thì đó là tâm lý chung của những bậc làm cha làm mẹ.

Thế nào là trường tốt?

Chính xuất phát từ cái tâm lý chung đó, phụ huynh thì ai cũng muốn con mình vào được trường hay lớp giỏi cô giáo tốt. Nhưng trường có thể tốt, cô giáo có thể tốt, phương pháp học tập có thể tốt thật đấy nhưng con cái của các vị liệu có đủ “tốt” hay không?

Ít người nghĩ đến chuyện này. Tôi chắc họ nghĩ đơn giản rằng: "theo thầy theo bạn con mình sẽ khá hơn".

Hoặc "Vào trường tốt, nó cũng bớt giao du với cái nhóm lười học lêu lổng thì cũng đã là ngoan lắm rồi".

Thế thì ai nghĩ cho học sinh?

Cái tâm lý thua bạn kém bè đâu phải lúc nào cũng kích thích sự phấn đấu trong trẻ mà nhiều khi là ngược lại, trẻ càng vì thế mà tự ti, thui chột dần cái sức học của trẻ.

Cái mong muốn cho con cái học trường tốt, trường điểm không dừng ở bất kì một cấp học nào. Tôi nhớ đầu tháng 7, đọc báo thấy có hàng chục phụ huynh từ bố mẹ đến ông bà xếp hàng qua đêm, chầu chực để nộp đơn xin học cho con em mình vào trường mầm non. Trong số đó có rất nhiều học sinh học đúng tuyến, hoàn toàn nằm trong diện học sinh được tuyển sinh của trường nhưng vẫn phải nơm nớp lo lắng, không biết liệu hồ sơ của mình có được chấp thuận hay không.

Tôi đọc báo mà cứ ngỡ mình lầm. Trường mầm non mà còn phải chạy vạy xin xuất, xếp hang trắng đêm cực chẳng đã. Vẫn biết ai cũng muốn được vào trường tốt, nhưng trường mầm non đâu có thể nào giáo dục con trẻ thành thiên tài được đâu.

Trẻ mầm non lớn, học dần cách tư duy trong quá trình chơi. Và thế là ngay từ nhỏ, những đứa trẻ này đã phải chịu một sức ép nặng nề từ phía bố mệ: chơi cũng phải chơi nơi tốt nhất. Tôi e rằng những mầm cây này sẽ lớn lên hết sức khó nhọc, oằn mình chịu uốn.

Có người nói đùa rằng:

"Ở Việt Nam xếp hang chạy trường cho con còn hơn ở bên Mỹ người ta xếp hàng mua iPhone của hãng Apple. Cái này Steve Jobs còn phải học hỏi nhiều."

Thật là chua chát!

Chắc không đâu như ở Việt Nam mới có khái niệm trường đạt chuẩn quốc gia. Vậy ngoài những trường đạt chuẩn ra thì là những trường không đạt chuẩn, là những trường yếu kém? Thế thì câu hỏi đặt ra là cái sự không đạt chuẩn ấy đến mức độ nào và tại sao vẫn được chính quyền cho phép đào tạo con người?

Tôi có một chị bạn có con tháng 9 năm nay vào lớp 1. Những tưởng chị sẽ phải cho thằng cu nhà chị vui chơi tận hưởng nốt những tháng ngày vui vẻ cuối cùng trước khi chính thức phải cắp sách tới trường thì không, chị đã cố gắng xin xỏ cho con của chị đi học thêm:

"Cháu phải học thêm ở lớp của cô giáo mà năm sau cháu sẽ học cô ấy. Chị sợ con chị nếu không học thì sẽ gặp nhiều bỡ ngỡ khi năm học chính thức được bắt đầu. Tôi hỏi chị cháu tới đấy thì học được gì? Chị bảo: 'cháu học viết chữ'. Thế đấy, cháu phải học thêm viết chữ trước khi cháu chính thức vào lớp 1 cũng để “học viết chứ."

Thương quá cháu ơi!

Ngoài những trường đạt chuẩn ra thì là những trường không đạt chuẩn, là những trường yếu kém? Thế thì câu hỏi đặt ra là cái sự không đạt chuẩn ấy đến mức độ nào và tại sao vẫn được chính quyền cho phép đào tạo con người?

Phương Nguyễn

Lại học thêm

Nhân nói về chuyện học thêm, hè tới, các chị trong cơ quan tôi thi nhau mang con đến cơ quan để mẹ dễ quản hoặc là lấy cơ quan làm nơi cho các cháu nghỉ ngơi giữa các hiệp chiến đấu. Chuyện là nhân dịp hè, nhân dịp các lớp học chính quy ở trường nghỉ, các bố, các mẹ thi nhau đăng khi các lớp học năng khiếu cho con em mình, từ múa, vẽ, võ, tiếng anh tới đàn, viết chữ đẹp và nhiều nhiều môn khác nữa.

Nhiều người đùa rằng trẻ con bây giờ cầm kì thi họa, cái gì cũng đủ cả, các bà các mẹ cho con em mình học vì sợ hè nghỉ và chơi nhiều sẽ phung phí thời gian, hoặc ở nhà không ai trông coi thì phải cho trẻ đi học để người lớn còn yên tâm đi làm. Hoặc cho các con học nhiều môn, biết đâu lại tìm ra một năng khiếu đặc biệt nào đó của trẻ thì sao?

Mang tiếng là học năng khiếu, ngoại khóa mà học kiểu nhồi nhét kiểu một ngày 2-3 môn liên tiếp như vậy thì khả năng tiếp thu của trẻ đáp ứng được đến đâu? Nghỉ hè mà áp lực học vẫn đè nặng lên những đôi vai bé nhỏ như vậy thì thật là quá.

Một bài phóng sự trên báo Tuổi Trẻ nói về những nhà thiếu nhi ở Thành phố có viết: “Hầu hết các bậc cha mẹ đưa con đến NTN TP đều chọn liền một lúc hai, ba môn để bé theo học trọn vẹn buổi sáng hoặc buổi chiều, tiện cho bố mẹ đón về nghỉ trưa... ở cơ quan. Rất ít phụ huynh rảnh rang ngồi chờ con tập xong thì đón về.

"Đến cả trường mẫu giáo dân lập của chúng tôi, phụ huynh cũng yêu cầu dạy thêm cả ngày thứ bảy suốt mùa hè” – Giám đốc nhà thiếu nhi TP.HCM Phạm Ngọc Tuyền nói thêm.

Thiết nghĩ, đấy mới là nhà thiếu nhi và đây mới là mùa hè mà cái áp lực học hành đã quá lớn thì học chính khóa trong năm học bình thường, cái áp lực từ phía bố mẹ con con cái sẽ còn được nhân hai, nhân ba hoặc nhiều lần hơn nữa. Thế rồi cũng chính các bậc phụ huynh lại kêu là chương trình học quá tải với học sinh? Thật đó chẳng phải là một cái vòng luẩn quẩn hay sao?

Rồi có bất kì một sang kiến giáo dục nào mới họ cũng muốn được thử nghiệm vì họ nghĩ như thế sẽ tốt cho con họ. Ở đây tôi không nói đến cái đúng cái sai, cái hay cái tốt của giáo dục mà chỉ đơn thuần là về cái sức ép và những kì vọng của phụ huynh lên con cái mình.

Giá mà người lớn để trẻ phát triển theo đúng với lứa tuổi và khả năng của mình thì sự đâu đến nỗi? Người lớn đã quên rằng trước đây mình cũng từng một thời là trẻ con rồi hay sao?

Bài của Phương Nguyễn thể hiện quan điểm riêng c̉ủa tác giả. 



Thống kê truy cập